Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 15.9 ra báo cáo cho biết các bệnh không lây nhiễm như bệnh tim mạch, bệnh ung thư, bệnh đái tháo đường là nguyên nhân của 74% ca tử vong trên toàn cầu.
Các bệnh như ung thư không phải hoàn toàn do lối sống
Báo cáo có tựa đề Những con số vô hình (Invisible numbers) của WHO (World Health Organization) cho biết, các bệnh không lây nhiễm (Noncommunicable diseases – NCDs) đang làm 41 triệu người chết mỗi năm. Trong đó, các bệnh tim, bệnh ung thư, bệnh tiểu đường và bệnh về hô hấp đã vượt qua bệnh truyền nhiễm trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu.
Đáng nói là các bệnh không lây nhiễm không chỉ là nguyên nhân gây chết nhiều người nhất thế giới mà còn có tác động nghiêm trọng đến khả năng chống lại các bệnh truyền nhiễm của bệnh nhân. Điều này đã được chứng minh trong đại dịch Covid-19, khi những người sống chung với các bệnh không lây nhiễm có nguy cơ bị bệnh nặng và tử vong do có lượng vi rút cao hơn.
Theo WHO, việc xem nguyên nhân của các bệnh không lây nhiễm hoàn toàn do lối sống là không đúng, vì trong phần lớn trường hợp, mức độ phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ nằm ngoài khả năng kiểm soát của mỗi cá nhân. Hiện môi trường sống đang hạn chế các quyết định của chúng ta, khiến việc đưa ra những lựa chọn lành mạnh trở nên khó khăn, nếu không muốn nói là không thể.
WHO cũng nhấn mạnh, bệnh không lây nhiễm có thể ngăn ngừa được do chúng ta đã nhận diện được các yếu tố nguy cơ chính gây bệnh (là hút thuốc lá, ăn uống thiếu lành mạnh, lạm dụng bia rượu, lối sống không vận động và ô nhiễm không khí) và biết cách tốt nhất để giải quyết chúng. Riêng về nguyên nhân chế độ ăn không lành mạnh, có thể là ăn quá ít, ăn quá nhiều hoặc ăn thực phẩm nghèo dinh dưỡng.
WHO kêu gọi tất cả các chính phủ áp dụng các biện pháp can thiệp để ngăn chặn 39 triệu ca tử vong vào năm 2030 và giúp vô số người khác sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn và hạnh phúc hơn.
Lợi ích bất ngờ của việc ăn chuối xanh đối với bệnh ung thư
Tinh bột trong chuối xanh có thể giảm hơn 60% nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Nếu bạn thích chuối hơi xanh, bạn có thể nhận được một số lợi ích sức khỏe bất ngờ.
Một nghiên cứu kéo dài 20 năm (từ năm 1999 đến 2005) đã phát hiện ra rằng tinh bột trong chuối chưa chín (chuối còn xanh vỏ) có thể làm giảm hơn 60% nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
Nghiên cứu này do các chuyên gia tại Đại học Newcastle và Leeds (vương quốc Anh) dẫn đầu, được công bố trên tạp chí Nghiên cứu Phòng chống Ung thư (Cancer Prevention Research), có thể có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm ung thư ở phần trên của ruột, điều mà các bác sĩ cho rằng khó có thể phát hiện và chẩn đoán được.
Trong 20 năm, gần 1.000 người tham gia nghiên cứu bắt đầu dùng tinh bột kháng thuốc ở dạng bột mỗi ngày trong 2 năm. Lượng tinh bột kháng tương đương đó với lượng mà họ sẽ nhận được khi ăn một quả chuối chưa chín lắm (vỏ còn hơi xanh).
Và kết quả nghiên cứu đã tiết lộ rằng mặc dù tinh bột không ảnh hưởng đến ung thư ruột, nhưng nó đã làm giảm hơn một nửa tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở các bộ phận khác của cơ thể. Nó có tác dụng đặc biệt đối với bệnh ung thư đường tiêu hóa trên (GI), bao gồm ung thư thực quản, dạ dày, đường mật, tuyến tụy và tá tràng.
John Mathers, giáo sư dinh dưỡng con người tại Đại học Newcastle, cho biết: “Chúng tôi phát hiện ra rằng tinh bột kháng làm giảm hơn 60% một loạt bệnh ung thư. Hiệu quả rõ ràng nhất là ở phần trên của ruột”.
“Liều lượng sử dụng trong thử nghiệm tương đương với việc ăn một quả chuối hàng ngày. Trước khi chuối trở nên quá chín và mềm, tinh bột trong chuối sẽ chống lại sự phân hủy và di chuyển đến ruột để thay đổi loại vi khuẩn sống ở đó”, ông nói thêm.
Cùng với chuối, tinh bột kháng có thể được dùng dưới dạng chất bổ sung bột và được tìm thấy tự nhiên trong đậu Hà Lan, đậu, yến mạch và các loại thực phẩm giàu tinh bột khác.
Union Media Team (dịch và tổng hợp từ TTO, EuroNews)